Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
Bữa sáng ở Tiffany’s - tiểu thuyết được ‘Hollywood hóa’
Bộ phim thành công và vai diễn của Audrey Hepburn cũng thế, nhờ cuốn sách và nhân vật chính được thay đổi theo những đặc điểm ăn khách kiểu Hollywood. Nhưng thay đổi này khiến người yêu sách chưa hẳn đã thích thú.

 


 


Cô nàng Holly Nhẹ Dạ trong tiểu thuyết của Truman Capote thực chất mắt lác (người ta thường không biết cô đang nhìn đi đâu), tóc tém nhuộm nhiều màu phá phách, sở hữu giọng hát được mô tả là “giọng khàn của cậu con trai đang vỡ tiếng”. Vẻ ngoài kiểu này dường như không quyến rũ cho lắm.


 


Từ trong tiểu thuyết, Holly Nhẹ Dạ khi bước lên phim của đạo diễn Blake Edwards đã trở thành con người bằng xương bằng thịt (nhưng phần lớn khán giả chỉ được chiêm ngưỡng qua màn ảnh), có gương mặt của Audrey Hepburn. Và Audrey Hepburn thì lại không thể xấu, dù cô vào vai này khi đã 32 tuổi, gương mặt có chút nếp nhăn nhưng nhìn tổng thể vẫn nhỏ nhắn và xinh đẹp một cách thiếu công bằng với mọi phụ nữ khác trên thế giới. Và đàn ông khi xem phim cho rằng cô (Holly) “đáng yêu từ mọi góc cạnh và không thể tìm ra một điểm nào đáng ghét” (lời nhà biên kịch Đoàn Minh Tuấn). Bên cạnh giọng nói, tính cách, điệu bộ hút thuốc, phục trang lộng lẫy, bản thân vẻ đẹp sẵn có của nữ diễn viên cũng đóng góp phần lớn công sức vào sự đáng yêu đó. Nhân vật văn học xù xì và chân thực của Capote được "Hollywood hóa rất nhiều", trở nên lung linh và ít tính châm biếm hơn. Gia vị lãng mạn được nêm hào phóng, nhất là ở cảnh cuối.


 











Bìa cuốn "Bữa sáng ở Tiffany’s" bản tiếng Việt do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành.

 


Thông thường một bộ phim phải độc lập so với tác phẩm văn học gốc (nếu có) nhưng so sánh truyện và phim cũng là một việc làm muôn thuở, đặc biệt là với trường hợp cả truyện lẫn phim đều quá nổi tiếng và giúp nhau nổi tiếng như Bữa sáng ở Tiffany’s.


 


Nhân tiện so sánh, ta thấy một sự khác nhau cơ bản giữa truyện và phim, nằm ở nhân vật nhà văn và mối quan hệ với Holly. Trong truyện anh không có tên (được Holly gọi là “Fred” theo tên anh trai cô) và là người kể chuyện; trong phim anh tên Paul Varjak (George Peppard đóng) và là nam chính, đồng thời lại cao và đẹp trai. Một mối tình lãng mạn xảy ra là điều tất nhiên.


 


Trong tiểu thuyết, tình cảm giữa Holly và anh nhà văn không hẳn là tình yêu nam nữ. Theo nhận định của dịch giả Phạm Hải Anh, người dịch Bữa sáng ở Tiffany’s ra tiếng Việt, “Fred” dành cho Holly tình yêu của một nhà văn đối với nhân vật nữ chính yêu quý trong cuốn sách của mình. Đồng thời, anh cũng bị thu hút bởi cách sống kỳ quặc của cô gái này. Nhiều độc giả còn đoán rằng người dẫn truyện là người đồng tính. Có thông tin về sau Truman Capote cũng xác nhận “Fred” đồng tính, khiến độc giả hâm mộ càng sôi nổi thảo luận về sự tương đồng giữa “Fred” và Capote, khi chính Capote cũng là người đồng tính công khai.


 


Người ta nói thay đổi cái kết chính là thay đổi Holly. Holly văn học đã trở thành một biểu tượng văn hóa không chỉ bởi vẻ đẹp hay phong cách thời trang mà còn ở tính thời đại. “Không khí mơ hồ về sự bất ổn của cả một thời đại mà tôi cảm nhận được trong tiểu thuyết không còn được giữ lại nhiều trong phim”, dịch giả Phạm Hải Anh nhận xét. “Tiểu thuyết vừa chứa đựng sự lãng mạn của thế kỷ 19, vừa thể hiện sự thực dụng của chủ nghĩa tư bản vừa mới bắt đầu ở nước Mỹ”.


 


Thời Holly sống cũng là lúc Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nước Mỹ trên đà trở thành siêu cường nhưng trong xã hội có sự phân hóa giàu nghèo mạnh mẽ, khiến giới trẻ, với tâm lý dễ tổn thương, có xu hướng nổi loạn. Suy nghĩ “không thuộc về ai” của Holly là một kiểu thể hiện. Cô không đặt tên cho con mèo vì nó không thuộc về cô, cũng như cô không thuộc về những người đàn ông đó.


 


Holly là nhân vật Capote ưng ý nhất, và ông đã nhắm vai diễn này cho Marilyn Monroe. Nữ diễn viên đã từ chối sau khi được khuyên rằng vai diễn một cô gái gọi không tốt cho hình tượng của cô. Khi hãng phim chọn Hepburn, Capote đã rất bực, ông nói: “Paramount bằng mọi cách phản bội tôi và để Audrey đóng vai chính”.


 


Nhiều fan của cuốn tiểu thuyết cũng không thích những thay đổi trong phiên bản điện ảnh. “Holly là một nhân vật phức tạp và mạnh mẽ nhưng bộ phim đã thuần hóa cô một cách gượng ép, kể một câu chuyện cổ tích điển hình trong đó mọi phụ nữ đều sẽ được tình yêu giải cứu, và mọi phụ nữ bình thường, độc thân ở thành thị cũng có thể nói với bạn rằng: Chuyện đó không có thật”, cây bút Devin Mainville viết trên trang Popmatters.


 


Chi tiết “Holly được những người đàn ông cho 50 USD để vào nhà vệ sinh” thực chất là để mô tả nghề của cô, và 50 USD là số tiền cô nhận được vì những công đoạn trước đó chứ không phải để đi vệ sinh. Giải đáp thắc mắc “Liệu Holly có phải là gái điếm?”, Truman Capote đã trả lời tờ Playboy vào năm 1968 như sau: “Holly Golightly không hẳn là gái gọi. Cô ấy không có nghề nghiệp gì, nhưng thường đi cùng những người đàn ông giàu có đến các nhà hàng hạng nhất và các câu lạc bộ đêm, và cô hiểu rằng người đàn ông kia sẽ phải tặng cô một số món quà mới có được vinh hạnh đó, ví như đồ trang sức hay một tấm séc… Nếu cô thích món quà, cô sẽ mời người đó về nhà. Những cô gái như thế có thể coi là geisha kiểu Mỹ, và họ trở nên phổ biến hơn vào thời điểm này (1968), hơn là vào những năm 1943 hay 1944, thời của Holly”.


 


Bữa sáng ở Tiffany’s được chiếu ở trung tâm TPD, Hai Bà Trưng, Hà Nội hôm 11/3. Buổi trò chuyện về phim và tiểu thuyết được tổ chức ngay sau đó, với sự tham gia của nhà biên kịch Đoàn Minh Tuấn và dịch giả Phạm Hải Anh.


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật (20-04-2024)
    Cần đảm bảo quyền lợi cho mọi học sinh trường Quốc tế Mỹ (11-04-2024)
    Học ngành Sư phạm tiếng Trung có lo thất nghiệp? (10-04-2024)
    Hơn 101.000 học sinh tập dượt cho kỳ thi TN THPT đầu tiên của Chương trình mới (12-03-2024)
    TP Hồ Chí Minh: Phụ huynh 'nín thở' chờ thông tin thi khảo sát vào lớp 6 trường chuyên (08-03-2024)
    Nữ sinh Việt thi đâu thắng đó, tốt nghiệp đại học Séc với GPA cao nhất lịch sử (06-03-2024)
    Sự trỗi dậy của các câu lạc bộ sách dành cho giới trẻ (29-02-2024)
    Ai được dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội? (18-02-2024)
    Nữ sinh Tây Nguyên phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới (15-02-2024)
    Nữ sinh Hà Nội bị cắt quần do không mặc đồng phục, nhà trường nói gì? (21-01-2024)
    Nam sinh Phú Yên giành vé đầu tiên vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 (07-01-2024)
    Chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức (15-12-2023)
    Tiến sỹ ngân hàng bị lừa hơn 470 triệu đồng mà không dám kêu ai (14-12-2023)
    Nhà văn Di Li: Tôi mất 15 năm để ngẫm nghĩ về 'Tật xấu người Việt' (09-12-2023)
    79 công trình khoa học được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam (06-12-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Kyushu của Nhật Bản (30-11-2023)
    Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên (19-11-2023)
    Sau một tuần mở cổng đăng ký: 'Đấu trường' trí tuệ nhân tạo hàng đầu Việt Nam thu hút hơn 700 đội thi (13-11-2023)
    Việt Nam có nữ giáo sư Toán học thứ 3 (07-11-2023)
    Giáo sư, phó giáo sư trẻ nhất vừa được công nhận năm 2023 là ai? (06-11-2023)

Các bài viết cũ:
    'Không có gì hai lần' - bài thơ bất hủ của nữ nhà thơ Ba Lan (08-03-2012)
    Các quy tắc viết văn của J.D. Salinger thời trẻ  (02-03-2012)
    Vĩnh biệt Wislawa Szymborska, người bạn chân tình của VN (25-02-2012)
    Giai thoại văn chương nghệ thuật trong 'Midnight in Paris' (17-02-2012)
    Nikolai V. Pereiaxlov làm thơ từ một tiếng dế  (14-02-2012)
    Paulo Coelho kêu gọi mọi người đọc sách 'chùa' (09-02-2012)
    Ngày thơ VN đổi mới với nỗ lực giao lưu quốc tế (05-02-2012)
    Những vần thơ lục bát đa mang (28-01-2012)
    'Liên hoan thơ châu Á - Thái Bình Dương sẽ đậm bản sắc VN' (17-01-2012)
    Xuân của mẹ (09-01-2012)
    ‘Đội gạo lên chùa’ đoạt giải thưởng Hội Nhà văn VN (08-01-2012)
    John Grisham mơ làm nhà văn từ khi thơ bé (06-01-2012)
    Bạn thân phổ thơ Bùi Chí Vinh thành ca khúc (31-12-2011)
    Roald Dahl: 'Viết văn giống như một cuộc leo núi' (27-12-2011)
    Nhà thơ Thanh Tịnh 'giấu niềm đau vui sống với đời' (22-12-2011)
    J.K. Rowling: ‘Báo chí biến tôi thành tù nhân’ (30-11-2011)
    Nguyễn Trọng Tạo nhớ về những bài ca trong cuộc đời (19-11-2011)
    Ấn Độ tặng tượng thi hào Tagore cho Việt Nam (11-11-2011)
    Dân Trung Quốc tiếp tục góp tiền giúp Ngải Vị Vị trả thuế  (05-11-2011)
    Đường thơ Thi Hoàng (23-10-2011)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152762576.